Lộ trình chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp Việt Nam

Đưa Doanh Nghiệp Lên Google Map

Chỉ từ 900.000 vnđ

Nhanh chóng, bảo hành miễn phí, tiết kiệm chi phí

Đăng ký ngay

LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN

Trong thời đại công nghệ phát triển “vũ bão” như hiện nay, ứng dụng chuyển đổi số là điều tất yếu với mọi doanh nghiệp và định hướng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp sử dụng công nghệ vẫn rời rạc và không nhất quán. Kết quả là hoạt động dưới mức tối ưu và ứng dụng công nghệ không hiệu quả. Các doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình chuyển đổi số phù hợp nhất với họ.

Để giúp các công ty định hướng đúng đắn về chuyển đổi số, chúng tôi sẽ đưa một lộ trình chuyển đổi số phù hợp để bạn tham khảo phù hợp cho các công ty sử dụng công nghệ để phát triển vào tạo lợi thế cạnh tranh.

lo-trinh-chuyen-doi-so

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tích hợp và ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, vận hành, nâng cao năng lực nhân sự và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:

  • Số hóa các dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình nội bộ, quản trị điều hành, sản xuất kinh doanh, báo cáo và điều phối công việc.
  • Chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh theo hướng công nghệ hóa, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.

Những vấn đề trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số là một thay đổi vô cùng lớn ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc của công ty. Vì vậy, khi thực hiện hoạt động này, các công ty cần hiểu và làm rõ những vấn đề then chốt sau:

Định hướng chiến lược

Doanh nghiệp phải quyết định gắn chiến lược phát triển chung với chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, các công ty nên đặt ra các mục tiêu và phương hướng thực tế và đảm bảo rằng chúng phù hợp với hoàn cảnh và khả năng chuyển đổi của họ.

Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

lo-trinh-chuyen-doi-so

Là việc chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh. Mục tiêu chính của hoạt động này là:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Mở rộng các kênh phân phối, kinh doanh. Điều này tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của bạn và giúp việc mua sắm trở nên thuận tiện hơn.
  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Việc sử dụng và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong chuỗi cung ứng cho kho bãi, dây chuyền sản xuất, quản lý đơn hàng và vận chuyển.

Chuyển đổi số năng lực quản trị

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng cần nâng cao kỹ năng quản trị để bắt kịp với sự thay đổi của mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố như con người và tổ chức, hệ thống công nghệ thông tin và quản lý dữ liệu, hoạt động quản lý rủi ro và an ninh mạng.

Số hóa các quy trình như thanh toán, kế toán, kho bãi và quản lý nguồn nhân lực là điều cần thiết khi thực hiện lộ trình chuyển đổi số. Hiện có nhiều giải pháp hỗ trợ quản lý vận hành doanh nghiệp như ERP, MES, PLM, SCM, HRM, hệ thống chấm công và tính lương, hệ thống bán lẻ POS, hệ thống quản lý kênh bán hàng DMS.

Ngoài ra, việc lưu trữ và phân tích dữ liệu là rất quan trọng để phân tích các hoạt động tổng thể của công ty và giữ cho thiết bị hoạt động trơn tru. Người quản trị có thể tham khảo các hệ thống kho dữ liệu và báo cáo thông minh (Data warehouse & BI), hệ thống hồ dữ liệu hay dữ liệu lớn (data lake, big data).

lo-trinh-chuyen-doi-so

Lộ trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Giai đoạn chuẩn bị – xác định mục tiêu và chiến lược

Ở giai đoạn tiền đề trong lộ trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải xác định rõ ba yếu tố:

  • Cấu trúc tổng thể của doanh nghiệp
  • Mục tiêu và chiến lược của lộ trình chuyển đổi số
  • Chiến lược tích hợp chuyển đổi số với hoạt động của doanh nghiệp

Giai đoạn 1 – Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình chuyển đổi số. Các công ty áp dụng công nghệ nhằm hướng tới khách hàng và thị trường. Do đó, hai hoạt động chính của doanh nghiệp là nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, công ty cũng nên chú trọng việc áp dụng công nghệ số vào các hoạt động tài chính, kế toán.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Bên cạnh các kênh offline, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sang các kênh bán hàng online như Shopee, Lazada, Amazon, Ebay,… hay đầu tư xây dựng trang web bán hàng chuyên nghiệp, phát triển các ứng dụng trên smartphone nhằm giúp khách hàng có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, doanh nghiệp áp dụng thêm các chiến dịch Marketing để nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng trên Internet: SEO, Digital Ads,… cùng các công nghệ về quản trị quan hệ khách hàng (CRM) như Salesforce, SimCRM,… giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động chăm sóc khách hàng và từng bước cá nhân hóa trải nghiệm của mỗi người mua sắm.

lo-trinh-chuyen-doi-so

Tối ưu chuỗi cung ứng

Tối ưu trong lộ trình chuyển đổi số giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh, kiểm soát chi phí hiệu quả, đảm bảo hàng hóa được giao và vận chuyển đúng thời gian, địa điểm và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Sử dụng phần mềm ERP là giải pháp tối ưu nhất giúp doanh nghiệp giám sát và kiểm soát mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đồng bộ mọi dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây để lưu trữ, sao lưu thông tin hiệu quả hơn.

Áp dụng công nghệ vào tài chính, kế toán

Tận dụng các giải pháp phần mềm để nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán là điều cần thiết và cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Dữ liệu được thu thập, cập nhật theo thời gian thực và tự động phân phối để sử dụng trong phân tích, dự báo và lập kế hoạch thường xuyên. Các tổ chức có thể giảm rủi ro và lỗi dữ liệu trong lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 – Hoàn thiện & chuyển đổi số mô hình quản trị

Hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp & xác định các yêu cầu về dữ liệu

Quá trình hoàn thiện mô hình quản trị bao gồm: rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng – nhiệm vụ của từng bộ phận, xác định số lượng nhân sự, mô tả công việc của từng vị trí,…

Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thêm bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI/OKR) nhằm quản lý công việc và nhân lực tốt hơn, nâng cao hiệu quả công việc là lập kế hoạch cho từng giai đoạn.

 Chuyển đổi số mô hình quản trị & hoàn thiện cơ sở dữ liệu

lo-trinh-chuyen-doi-so

Sau khi xác định và thiết kế lại mô hình, doanh nghiệp chú trọng đến việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa các quy trình trong lộ trình chuyển đổi số như lập kế hoạch, quản lý nhân sự. Việc chuẩn đổi số mô hình quản trị nên bắt đầu từ việc sử dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị. Hệ thống giúp quản lý dữ liệu, xuất báo cáo và phân tích ngân sách, tài chính và nguồn nhân lực tốt hơn trong quá trình thực hiện.

Khi đó, các doanh nghiệp sẽ áp dụng các giải pháp công nghệ giúp kiểm soát và sử dụng hiệu quả lượng lớn dữ liệu. Có thể tham khảo một số phần mềm trong lộ trình chuyển đổi số như Odoo, Microsoft Dynamic,…

Ngoài ra, doanh nghiệp nên xây dựng cơ sở dữ liệu chung và xây dựng phương án an ninh mạng, an toàn thông tin. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro mất mát dữ liệu và đảm bảo lộ trình chuyển đổi số lâu dài, bền vững.

Giai đoạn 3 – Kết nối kinh doanh & quản trị

Đây là giai đoạn cuối cùng trong lộ trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP (hệ thống hoạch định nguồn nhân lực) ví dụ như Odoo để giải quyết các vấn đề một cách tổng thể. Tất cả các chức năng được tích hợp để quản lý nguồn nhân lực, tài chính, sản xuất, kinh doanh, mua hàng, logistic,… Khi có một sự thay đổi nào đó, các dữ liệu sẽ được cập nhật, đảm bảo thông tin được quản lý thông suốt. Từ đó, các công ty có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Ở giai đoạn này, các công ty cần đầu tư nhiều hơn vào việc cải thiện khả năng phân tích dữ liệu của mình, đầu tư vào R&D, sử dụng thêm các công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao giá trị công ty. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần có các phương án kiểm tra và bảo trì định kỳ nhằm duy trì hoạt động liên tục trong lộ trình chuyển đổi số.

Bài viết trên đã nêu chi tiết lộ trình chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Tư vấn miễn phí
Tư vấn miễn phí