Đưa Doanh Nghiệp Lên Google Map
Chỉ từ 500.000 vnđ
Nhanh chóng, bảo hành miễn phí, tiết kiệm chi phí
Hướng đi nào để doanh nghiệp chuyển đổi số tại Việt Nam
Chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng và được xem như là yếu tố mang tính sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp tại Việt Nam, là yếu tố then chốt với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong quá trình chuyển đổi số mô hình kinh doanh của họ.
Khái niệm chuyển đổi số đang dần lan tỏa sự hiện diện trong mọi hoạt động kinh doanh, giúp cải thiện hiệu quả bộ máy vận hành và minh bạch hóa các công việc, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Việt Nam cũng hòa mình vào xu thế chuyển đổi số và chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp kỹ thuật số trong vài năm qua, tận dụng được nguồn lực về công nghệ thông tin của mình. Vậy có những hướng đi nào giúp doanh nghiệp của bạn? Hãy đón xem trong bài viết dưới đây.
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data) và Internet vạn vật (IOT),… Từ đó dẫn đến những thay đổi cơ bản về hoàn cảnh và môi trường mà các công ty làm việc. Là cách cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng nhằm mục đích tối ưu hóa hệ thống quản lý của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận và tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho công ty.
Về cơ bản, chuyển đổi số được chia làm 4 loại sau:
- Chuyển đổi số trong xã hội
- Chuyển đổi số doanh nghiệp
- Chuyển đổi số cơ quan nhà nước
- Chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực
Tại sao dấy lên nhu cầu chuyển dịch số tại Việt Nam?
Nguyên nhân chủ đạo khiến càng có nhiều doanh nghiệp chú ý đến chuyển đổi số là do nền kinh tế số đang phát triển bền vững và mạnh mẽ tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Việt Nam sẽ ghi nhận một cú hích tăng trưởng khoảng 3,7 lần vào năm 2025.
Hơn thế nữa, với sự hiện diện ngày càng phổ biến của các nhà cung cấp SaaS (Software served as service – Phần mềm dịch vụ) và dịch vụ điện toán đám mây. Các doanh nghiệp có thể thay thế các phương pháp thủ công lỗi thời bằng các ứng dụng của bên thứ ba để hợp lý hóa hoạt động của họ mà không tốn nhiều tiền để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT.
Phát triển phần mềm dịch vụ điện toán đám mây dự kiến sẽ tăng trưởng 18,8% hàng năm, một con số đáng kinh ngạc đối với nền kinh tế vỉa hè tại Việt Nam.
Chuyển đổi số vấp phải khó khăn gì tại Việt Nam?
Mặc dù có nhiều nhà cung cấp giải pháp SaaS tại Việt Nam, nhưng vẫn có một số trở ngại cần khắc phục khi áp dụng kỹ thuật số, chẳng hạn như:
-
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chuộng sử dụng spreadsheets và zalo trong công việc.
Những công cụ này đã mang đến sự tiện lợi và quen thuộc với người dùng Việt Nam trong nhiều năm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chúng ta cũng không thể bỏ qua những nhược điểm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc của công ty.
Ví dụ, Zalo là một phần mềm nhắn tin phổ biến ở Việt Nam mà nhân viên có thể sử dụng để chia sẻ thông tin và báo cáo nhanh chóng với các bên liên quan. Nhưng do đặc thù của phần mềm chủ yếu dùng để liên lạc nên thiếu các chức năng cần thiết cho nghiệp vụ như tích hợp thông tin, phân tích thống kê phục vụ quản lý báo cáo,…
-
Lợi ích khi ứng dụng phần mềm SaaS cho doanh nghiệp
Chính vì vậy, để cấp quản lý có thể đề ra các hành động thiết thực nhờ vào các phân tích xu hướng và sự rõ ràng trong công việc, cần có một hệ thống giúp quản lý tất cả các hoạt động tại một nơi.
Sử dụng phần mềm SaaS sẽ giúp các doanh nghiệp cắt giảm đáng kể thời gian dành cho các công việc. Thay vì nhân viên phải sử dụng nhiều ứng dụng hoặc truy cập nhiều nguồn thông tin khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình, phần mềm dịch vụ có thể cung cấp tất cả các chức năng họ cần để cải thiện hiệu suất của họ.
Hiểu được tâm lý và nhu cầu của doanh nghiệp và nhân viên của họ, các nhà cung cấp SaaS đã cho ra mắt nhiều phần mềm giúp tinh giản bộ máy vận hành của các doanh nghiệp.
Những hướng đi giúp doanh nghiệp ở Việt Nam chuyển mình:
- Nâng cao kiến thức và ứng dụng chuyển đổi số
- Đổi mới tư duy, cần tiếp thu cái mới thay vì ngại thay đổi.
- Nâng cao trình độ tay nghề người lao động để có thể tăng mức thu nhập và chi phí vốn lao động có tay nghề.
Mặc dù Việt Nam còn gặp trở ngại lớn trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số, nhưng triển vọng phát triển là không hề nhỏ. Với nguồn lực công nghệ thông tin dồi dào, tương lai phát triển thị trường chuyển đổi số (Digital transformation – DX) tại Việt Nam là vô cùng rộng mở.