Chuyển đổi số ngành bán lẻ: Lợi ích và giải pháp

Đưa Doanh Nghiệp Lên Google Map

Chỉ từ 500.000 vnđ

Nhanh chóng, bảo hành miễn phí, tiết kiệm chi phí

Đăng ký ngay

GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI SỐ

Trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay, các công ty trong nhiều ngành khác nhau sử dụng nền tảng của họ để số hóa hoạt động kinh doanh đang trở nên phổ biến. Điều tương tự cũng xảy ra với ngành bán lẻ. Vậy, trên thế giới hiện nay, các nhà bán lẻ đang thích ứng với thời đại mới như thế nào? Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ của họ trong tương lai sẽ ra sao?

Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là việc doanh nghiệp chuyển đổi phương thức bán hàng, vận hành, kiểm soát và quản lý từ hình thức bán hàng truyền thống sang hình thức công nghệ kỹ thuật số.

Lợi ích của chuyển đổi số ngành bán lẻ

chuyển đổi số

Tăng trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số giúp các nhà bán lẻ hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và sở thích của khách hàng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cũng như tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của họ. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để tùy chỉnh giao diện, nội dung và ưu đãi cho từng khách hàng trên các kênh trực tuyến.

Tự động hóa các quy trình làm việc và hệ thống vận hành

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp bán lẻ tối ưu hóa quy trình làm việc và hệ thống vận hành để giảm thiểu sai sót, chi phí và thời gian. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản lý kho, quản lý đơn hàng, quản lý nhân sự để theo dõi và điều phối các hoạt động một cách hiệu quả.

Tăng doanh thu

chuyển đổi số

Chuyển đổi số giúp các nhà bán lẻ mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng chuyển đổi và giữ chân khách hàng. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội và email để quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng và tạo cơ hội bán hàng.

Thách thức của chuyển đổi số ngành bán lẻ

chuyển đổi số

Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ của Việt Nam

Không chỉ có các doanh nghiệp nội địa đang hoạt động trong ngành bán lẻ ở Việt Nam mà còn có rất nhiều thương hiệu lớn, nổi tiếng của nước ngoài đã – đang – sẽ gia nhập thị trường Việt Nam.

Phần lớn những doanh nghiệp ngoại thâm nhập vào Việt Nam thông qua các thương vụ sáp nhập, mua bán lại hoặc các mô hình hợp tác khác. Điều này càng giúp họ định hình vị thế của mình ở thị trường Việt Nam.

Chính vì thế, các doanh nghiệp trong nước cần phải có sự chuyển mình trong việc chuyển đổi số. Để giúp họ tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và người tiêu dùng Việt Nam.

Mối liên kết lỏng lẻo giữa các nhân tố trong ngành bán lẻ Việt Nam

Các bên tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam trước giờ có sự kết nối rất kém. Điều này đặt ra những thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số. Trong bán lẻ hiện đại, doanh nghiệp cần hiểu rằng, họ cần chuyển từ mô hình tập trung vào chuỗi cung ứng sang mô hình tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Để đạt được điều đó, bắt buộc các nhà sản xuất, trung gian và các ngành liên quan phải hợp tác và làm việc cùng nhau.

Người việt chưa thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm

Hiện thói quen mua sắm của người Việt đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến nhưng con số này vẫn chưa cao lắm. Theo nghiên cứu của Lazada, phần lớn khách hàng vẫn yêu thích mua hàng trực tiếp từ siêu thị hoặc chợ truyền thống hơn là lựa chọn và mua hàng qua các ứng dụng trực tuyến. Không dễ để thay đổi hoàn toàn thói quen của những người này. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ nên cố gắng thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ một cách hiệu quả hơn.

Giải pháp chuyển đổi số ngành bán lẻ

chuyển đổi số

Xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong việc xác định mục tiêu, tầm nhìn, nguồn lực và kế hoạch triển khai chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần phải phân tích thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của mình để xây dựng chiến lược phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình.

Tận dụng các công cụ công nghệ

Đây là bước thiết thực để triển khai chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn và sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý kho, quản lý đơn hàng, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quảng bá sản phẩm và bán hàng trực tuyến.

chuyển đổi số

Một số công cụ phổ biến như phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP), phần mềm quản trị khách hàng (CRM), phần mềm quản trị chuỗi cung ứng (SCM), phần mềm quản trị kênh bán hàng (OMS), phần mềm quản trị website (CMS), phần mềm phân tích dữ liệu (BI),…

Nâng cao nhận thức và năng lực nhân sự

Là bước thiết yếu để mang lại sự thay đổi về văn hóa và tư duy trong doanh nghiệp. Cần phải tạo ra sự đồng thuận và cam kết của toàn bộ nhân sự trong việc chuyển đổi số, đồng thời đào tạo và nâng cao kỹ năng và kiến thức về công nghệ, quản trị và tiếp thị cho nhân sự. Các doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, linh hoạt và hợp tác để khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là một xu hướng không thể đảo ngược trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Doanh nghiệp bán lẻ cần phải nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để chuyển đổi số thành công, tạo ra sự cạnh tranh và phát triển bền vững.

Tư vấn miễn phí
Tư vấn miễn phí