Những xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp năm 2023

Đưa Doanh Nghiệp Lên Google Map

Chỉ từ 500.000 vnđ

Nhanh chóng, bảo hành miễn phí, tiết kiệm chi phí

Đăng ký ngay

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP 2023

Các doanh nghiệp luôn đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn hoạt động: suy thoái kinh tế, thảm họa chuỗi cung ứng toàn cầu, đại dịch, vỡ bong bóng bất động sản, thiếu hụt dầu mỏ,…  Số liệu thống kê cho thấy một doanh nghiệp kiên trì vượt qua khó khăn phụ thuộc vào khả năng doanh nghiệp đó phản ứng với thay đổi tốt như thế nào.

Các nhà quản lý nên nhớ rằng các công ty là những tổ chức có hệ thống, có khả năng phát triển, đặc biệt là khi nói đến các xu hướng và mục tiêu chuyển đổi số. Các doanh nghiệp phải trở thành những tổ chức sẵn sàng thay đổi với công nghệ, thích ứng với những thách thức và cơ hội của thị trường.

Dưới đây là 5 xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp năm 2023, được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tiếp tục thích ứng với sự thay đổi và phát triển.

1, Khả năng kết hợp (Composability)

Tư duy có thể kết hợp (composable thinking) là một triết lý xem xét cách cấu trúc tổ chức có thể hỗ trợ khả năng thích ứng và sự nhanh nhạy nhờ công nghệ như thế nào. Các doanh nghiệp thích ứng hiểu rõ các khía cạnh kinh doanh sẽ gặp trở ngại trong đổi mới và chuyển đổi. Điều này có thể là do phần mềm lỗi thời, quy trình không chặt chẽ hoặc quá cứng nhắc.

xu-huong-chuyen-doi-so

PBCs (Packaged Business Capabilities) đang ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng để tái cấu trúc các hệ thống sao cho linh hoạt và dễ thích nghi hơn.

Với PBCs, các doanh nghiệp không bị giới hạn trong việc sử dụng phần mềm nguyên khối mà thay vào đó có một thư viện tích hợp hiệu quả gồm các khối xây dựng để thiết kế, tùy chỉnh, mở rộng hoặc tạo trải nghiệm kỹ thuật số mới. Sự kết hợp linh hoạt này cho phép các công ty phản ứng tốt hơn với sự gián đoạn trên thị trường. Thực tế, Gartner báo cáo rằng các công ty nắm bắt khả năng kết hợp (composability) có thể làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của họ trong việc triển khai các tính năng mới nhanh hơn.

Vậy, hãy tìm hiểu khả năng kết hợp (composability) ngay bây giờ và bắt đầu áp dụng nó vào doanh nghiệp của bạn trong thời đại xu hướng chuyển đổi số này nhé.

2, Fusion Teams (Nhóm Tổng Hợp)

Fusion Teams là một bộ phận đa chức năng bao gồm những nhân tài đến từ bộ phận kinh doanh và IT. Những thành viên trong bộ phận này được giao nhiệm vụ số hóa các chức năng kinh doanh, cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để đáp ứng tiêu chí của xu hướng chuyển đổi số.

xu-huong-chuyen-doi-so

Không chỉ có sự cứng nhắc trong xu hướng chuyển đổi số ở những doanh nghiệp sở hữu hệ thống nguyên khối và quy trình thủ công, mà còn tồn tại ở các doanh nghiệp có quy trình tạo và nhận yêu cầu phần mềm. Khi công ty cần phát triển phần mềm mới, bộ phận IT sẽ đưa các yêu cầu này vào danh sách chờ và phân loại mức độ ưu tiên để xử lý. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với những doanh nghiệp cần thích ứng nhanh và thường xuyên.

Xu hướng chuyển đổi số Fusion Teams đang dần trở nên phổ biến trong doanh nghiệp. Theo báo cáo “Fusion Teams Democratized and Distributed Technology Delivery for Digital”, Gartner công bố rằng “ Chiến lược của các CIO có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng khi bộ phận IT được trang bị và trao quyền cho nhiều người khác sử dụng và xây dựng các khả năng kỹ thuật số”. 

 3, Internal Marketplaces (Thị Trường Nội Bộ)

xu-huong-chuyen-doi-so

Doanh nghiệp đang tiến hành xu hướng chuyển đổi số nên xây dựng một thư viện để lưu trữ các giải pháp từ các PBCs khác nhau. Khi đó, các thành viên của Fusion Teams có thể sử dụng các yếu tố và cấu trúc có sẵn để đưa ra giải pháp.

Một thị trường nội bộ tốt cung cấp các thành phần chất lượng cao, an toàn, cho phép nhóm Fusion tập trung vào việc xây dựng và nhân rộng giải pháp. Việc các nhà phát triển không phải kiểm tra lại các khía cạnh cụ thể trong giải pháp của họ có nghĩa là nhóm Fushion có thể nhanh chóng xây dựng các giải pháp đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường.

4, Organic Governance

Nếu doanh nghiệp có ý định tái cấu trúc thì cũng nên đưa ra giải pháp quản trị song song theo xu hướng chuyển đổi số. Khi mà mô hình quản trị cũ quá cứng nhắc, không nhất quán và không chặt chẽ. Việc tập hợp PBC để xây dựng một giải pháp mới với nhóm Fusion đòi hỏi một mô hình quản trị tối ưu, phù hợp với từng tình huống, từ đó cho phép Fusion Teams đẩy nhanh quá trình triển khai và tránh rủi ro.

xu-huong-chuyen-doi-so

Ngày nay, thế hệ nhân viên mới hiểu biết về kỹ thuật số hơn và được gọi là các Business Technologist. Họ có thể tùy chỉnh hoặc tạo giải pháp mà không cần hỗ trợ từ phía bộ phận IT. Do đó, các doanh nghiệp nên nắm bắt điều này, nhất là khi Business Technologist có thể chiếm 28-55% lực lượng lao động trong thời đại xu hướng chuyển đổi số.

Doanh nghiệp nên xem xét việc tổ chức một mô hình quản trị có thể thích ứng với nhu cầu của từng bộ phận trong khi đáp ứng các yêu cầu của DevOps. Ví dụ, Fusion Teams trong bộ phận Marketing và bộ phận Tài chính sẽ có những nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau, nhưng cả hai bộ phận bắt buộc phải tuân thủ những quy tắc triển khai chung.

Khi các công ty nhận ra rằng một cách tiếp cận không giải quyết được mọi vấn đề, họ sẽ có động lực để thay đổi để bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các công ty không có quyền tự do kết hợp nhiều nỗ lực sáng tạo khác.

5, Hợp tác cùng phát triển một cộng đồng

Tại sao cộng tác lại nằm trong danh sách xu hướng chuyển đổi số năm 2023? Bởi vì các doanh nghiệp cần xây dựng và thúc đẩy phương thức hợp tác mới để đảm bảo khả năng thành công của các xu hướng Composability, Fusion Teams, Internal Marketplaces và quản trị.

xu-huong-chuyen-doi-so

Gartner nhận thấy rằng tính cộng đồng trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển phần mềm và sử dụng công nghệ. Những cá nhân có chung sở thích về một lĩnh vực hoặc công cụ nhất định có thể cùng nhau chia sẻ các dự án, mẹo khắc phục sự cố và giải pháp bằng cách tận dụng các cổng hỗ trợ cộng đồng.

Tại Siemens – nơi mọi người sử dụng “Innoverse” , cho phép các doanh nghiệp trao đổi mô hình đã thành công trong việc tận dụng công cụ phân tích nâng cao, tự động hóa và trực quan hóa. Điều thú vị là người phát triển ứng dụng gốc không cần can thiệp vào môi trường gián tiếp tự phát này. Tất cả đều diễn ra một cách tự nhiên. Và tất cả những gì Siemens phải làm là cung cấp cho cộng đồng một phương thức để người dùng tự tổ chức và chia sẻ thông tin. Kết quả là hàng trăm dự án đã được triển khai thông qua các công cụ ở Siemens.

Để phát triển và tồn tại vững mạnh, các doanh nghiệp phải thích ứng và chuẩn bị tốt hơn cho việc thay đổi để phù hợp với những xu hướng chuyển đổi số. Để đạt được điều này, các công ty phải lưu tâm đến cách họ xây dựng và triển khai công nghệ trong tổ chức của mình.

Tư vấn miễn phí
Tư vấn miễn phí