Chuyển đổi số – 5 yếu tố cốt lõi giúp tối ưu hóa cho doanh nghiệp

Đưa Doanh Nghiệp Lên Google Map

Chỉ từ 500.000 vnđ

Nhanh chóng, bảo hành miễn phí, tiết kiệm chi phí

Đăng ký ngay

Những yếu tố cốt lõi giúp tối ưu hóa chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi số hiện đang là một xu hướng mới không thể đảo ngược. Lựa chọn nền tảng công nghệ thông tin phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Vì vậy, những yếu tố cốt lõi giúp tối ưu hóa chuyển đổi số sẽ được chúng tôi tổng hợp thông qua bài viết dưới đây.

chuyen-doi-so

“ Chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp đạt được 20% đến 50% lợi nhuận kinh tế và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lên 20% đến 30%. Chính những lợi ích này mà chuyển đổi số đang dần trở thành xu hướng phát triển trên thị trường.” Theo McKinsey.

Trong một cuộc khảo sát với hơn 1700 lãnh đạo cấp cao, 45% các dự án chuyển đổi số tạo ra lợi nhuận dưới mức mong đợi. Trung bình, chỉ có 1 trong 10 doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận vượt kỳ vọng.

Nghiên cứu của McKinsey đã xác định năm yếu tố giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình chuyển đổi số ngay từ đầu. McKinsey đã công bố kết quả nghiên cứu của mình theo hai cách:

  • Sử dụng kỹ thuật “máy học” (machine learning) để phân tích số liệu từ những dự án chuyển đổi số thành công nhằm xác định thuộc tính.
  • Dùng phân tích hồi quy để thu thập các hoạt động có tác động bất thường đến việc cải thiện kết quả chuyển đổi số so với kỳ vọng.

Nổi lên từ phân tích trên là năm nhóm yếu tố chiến lược có thể thúc đẩy hiệu suất, bao gồm:

1, Xác định ưu tiên

chuyen-doi-so

Đầu tiên, chuyển đổi số nên tập trung vào một số vấn đề rõ ràng và có thể đo lường được bằng kết quả kinh doanh. Nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp “ xác định mục tiêu chuyển đổi số cụ thể” có khả năng thành công cao hơn 1.7 lần so với doanh nghiệp không xác định được ưu tiên.

Chuyển đổi số sẽ được tối ưu hóa khi người điều hành doanh nghiệp có thể xác định yếu tố chuyển đổi nào là quan trọng nhất, và “khó thay đổi nhất”, sau đó tìm ra được hướng tiếp cận phù hợp.

2, Đầu tư vào nhân tài – đặc biệt là CDO và CAO

chuyen-doi-so

Kỹ năng phân tích dữ liệu và nhân tài số là những nguồn lực mà các công ty nên nuôi dưỡng, thu hút tuyển dụng hay thậm chí là thâu tóm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số cần bổ sung thêm những lãnh đạo có chuyên môn.

Giám đốc Digital (CDO) là thành viên cốt lõi của nhóm điều hành và “ mọi công ty thành công đều có một CDO”. Và Giám đốc Phân tích (Chief Analytics Officer) sẽ đóng vai trò quan trọng nhất cho sự thành công của bất kỳ dự án chuyển đổi kỹ thuật số nào. Số liệu đã cho chúng ta thấy mối quan hệ rõ ràng giữa sự hiện diện của CAO và sự thành công của các dự án chuyển đổi số.

3, Cam kết thời gian và ngân sách

Thậm chí khi đã có nhân tài và nắm trong tay vô số lợi thế khác, người điều hành vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung của họ vào dự án chuyển đổi số. Các số liệu từ nghiên cứu của dự án cho ta thấy được khi các lãnh đạo (tham gia vào dự án chuyển đổi số) có khả năng thành công cao gấp 1.5 lần nếu họ không bị phân tâm bởi các mục tiêu khác.

Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp phân bổ ngân sách cụ thể cho một dự án chuyển đổi số mà không bị “cắt xén” hay “làm khó” thì tỷ lệ thành công cao gấp 1.3 lần so với việc giải ngân theo kết quả.

4, Gia tăng sự linh hoạt, tính thích nghi

Những hiểu biết về đối thủ cạnh tranh và khách hàng trong nền kinh tế kỹ thuật số đang buộc các doanh nghiệp phải theo dõi và sắp xếp lại các ưu tiên của họ thường xuyên hơn bao giờ hết.

Các “ông trùm” kinh tế số hiện nay thường xuyên điều chỉnh chiến lược digital hơn nhiều doanh nghiệp khác.

Tương tự như vậy, những nhân viên thích ứng linh hoạt với chuyển đổi số có khả năng thành công cao hơn gấp đôi. Sự nhanh nhạy này thể hiện ở mọi cấp độ của doanh nghiệp.

5, Trao quyền cho nhân viên

chuyen-doi-so

Nghiên cứu nhấn mạnh rằng hiệu quả chuyển đổi số bắt nguồn từ mọi thành viên trong doanh nghiệp, không chỉ riêng ban lãnh đạo. Đạt được hiệu quả hơn khi:

  • Thiết lập vai trò và trách nhiệm rõ ràng cho nhân viên, và có một người đứng đầu chuyên phụ trách sáng kiến chuyển đổi.
  • Yêu cầu nhân viên chịu trách nhiệm về các mục tiêu cá nhân mà họ đặt ra.
  • Gắn kết kỳ vọng của cá nhân với kỳ vọng của cả nhóm, rộng hơn là kỳ vọng của doanh nghiệp.

Điều này cũng nhất quán với kết quả khảo sát, khi các thành viên thuộc nhóm “hiểu rõ trách nhiệm của mình phải đạt được mục tiêu dự án” thường thực hiện tốt hơn mong đợi so với nhóm không mô tả rõ ràng trách nhiệm của mình.

Hơn thế nữa, còn giúp cải thiện các kỳ vọng khác cho doanh nghiệp như bán hàng qua kênh digital, mối quan hệ khách hàng, chi phí vận hành cũng như chất lượng dịch vụ…

Thành công của một dự án không phụ thuộc vào bất kỳ bộ phận nào: dù là marketing, sales hay operation. Điều quan trọng là phải tập trung vào năm yếu tố trên. Thay vì tập trung vào đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nên tập trung vào những yếu tố này để giảm thiểu sự gián đoạn và đạt được kết quả tốt hơn trong các dự án chuyển đổi số của mình.  

Tư vấn miễn phí
Tư vấn miễn phí