10 lý do chuyển đổi số thất bại

Đưa Doanh Nghiệp Lên Google Map

Chỉ từ 500.000 vnđ

Nhanh chóng, bảo hành miễn phí, tiết kiệm chi phí

Đăng ký ngay

10 LÝ DO CHUYỂN ĐỔI SỐ THÂT BẠI

Thiếu tầm nhìn, sự hỗ trợ và cam kết về lâu dài của ban lãnh đạo chỉ là một số nguyên nhân khiến hành trình chuyển đổi số thất bại hay đi sai hướng. Theo bài Dự đoán về Chương trình nghị sự 2023 cho các CIO (Giám đốc công nghệ thông tin) toàn cầu của IDC FutureScape chia sẻ: “ Các doanh nghiệp không cho phép mình thất bại ở chuyển đổi số, vì chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kinh doanh kỹ thuật số, nơi chuyển đổi số phải là một phần của DNA doanh nghiệp”.

Cũng theo nhận định đó, trong thời đại công nghệ chuyển đổi số, bộ phận IT không phải là một tổ chức riêng biệt – mà chính là kết cấu của cả doanh nghiệp. Khi tác động của công nghệ kỹ thuật số tràn ngập các doanh nghiệp và hệ sinh thái của họ, CIO phải tìm ra những cách mới để quản lý CNTT.

Thống kê từ  McKinsey và Forbes, có tới 70%-84% dự án chuyển đổi số không đạt được mục tiêu ban đầu. Tại sao tỷ lệ thất bại lại cao như vậy? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 10 lý do tại sao các doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại.

chuyen-doi-so

1, Các doanh nghiệp không thực sự rõ ý nghĩa của việc “chuyển đổi số”.

Mỗi doanh nghiệp là một cá thể khác biệt. Định nghĩa “chuyển đổi số” trong doanh nghiệp có thể là quá trình tự động hóa sản xuất, remote (mô hình làm việc từ xa), công nghệ website hay sử dụng robot thay vì con người,…

Do đó, nếu không có một định nghĩa thống nhất, các công ty không thể đo lường quá trình chuyển đổi số thất bại hay thành công. Một nghiên cứu năm 2017 của Wipro Digital, cho thấy 35% chuyển đổi số thất bại do thiếu chiến lược cụ thể. Vậy nên, điều cần làm là thống nhất định nghĩa về chuyển đổi số để tạo ra lộ trình chuyển đổi.

2, Quản lý cấp cao không chứng minh cam kết của họ

Các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, giám đốc điều hành và quản lý cấp cao cần đào sâu các quy trình của họ và tích cực thể hiện cam kết thay đổi trong bộ máy tổ chức của họ. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ của công ty và hiện thực hóa các quy trình kinh doanh mới, suy nghĩ và hành vi của lãnh đạo phải trở thành những “hình mẫu” tiêu biểu cho nhân viên. Nếu không, chuyển đổi số chỉ được coi như “sáng kiến”, chứ không thể nào thành công.

3, Sự chống đối từ nội bộ

Năm 1989, hai nhân viên của Kodak là Steven Sasson và Robert Hill tạo ra dòng camera DLSR đầu tiên. Tuy nhiên, đội ngũ marketing của Kodak đã không bao giờ phát hành sản phẩm này vì sợ nó sẽ gây nguy hiểm cho mảng kinh doanh “ máy ảnh phim” đang phát triển mạnh mẽ của công ty. Họ ít biết rằng sản phẩm này mang tính đột phá về mặt công nghệ và thậm chí có thể dẫn đầu thời kì “digital age” trong tương lai. Đồng thời, sự việc này cũng bộc lộ mâu thuẫn nội bộ trong công ty:

“ Nên thay đổi tư duy tổ chức hay mô hình kinh doanh để làm mới mình?”

Ví dụ của Kodak cũng cho thấy các công ty “bảo thủ” đang tự đặt mình vào tình thế rủi ro trong một thị trường ngày càng cạnh tranh. Đây là lời khuyên cho các doanh nghiệp truyền thống. Tìm hiểu cách thử nghiệm và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới với rủi ro tối thiểu.

chuyen-doi-so

4, Doanh nghiệp không đủ chuyên môn để chuyển đổi số

Ở hầu hết các công ty lớn, bộ phận nhân sự dành phần lớn thời gian để xử lý các công việc hàng ngày. Vì vậy, nếu như yêu cầu họ làm một dự án dài hạn khác, cụ thể là một dự án chuyển đổi số thì khả năng thất bại là rất cao. Do đó, một quá trình chuyển đổi số thành công cần có các chiến lược gia, nhà đổi mới và chuyên gia công nghệ làm việc với các nhóm nội bộ.

Lợi ích lớn nhất mà đối tác bên ngoài mang lại là tính khách quan. Họ có thể xây dựng các sáng kiến và ưu tiên chuyển đổi có tác động lớn nhất và luôn sẵn lòng hỗ trợ, mà không “dựng lên” quá nhiều rào cản.

5, Công nghệ thay đổi nhưng văn hóa doanh nghiệp thì “bất động”

Một cuộc chuyển đổi số “đúng” đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và đảm bảo rằng nhân viên ở mọi cấp độ đều sẵn sàng thay đổi.   

Quan tâm đến công nghệ là điều đáng khen ngợi. Nhưng người sử dụng công nghệ lại là người quyết định thành công hay thất bại. Nhân viên cần hiểu rằng công nghệ hỗ trợ công việc họ làm và nó rất quan trọng đối với sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp họ.

6, Công nghệ mới chưa được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của công ty

Các doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hiện có để đảm bảo tốc độ và chi phí. Nhưng điều quan trọng là phải suy nghĩ về việc điều chỉnh công nghệ để nó phù hợp với cách vận hành. Nếu không làm được điều này, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng và khó có thể đạt được những kết quả như mong đợi. Trong trường hợp xấu nhất, dù chi phí bỏ ra cực kỳ cao, nhưng doanh nghiệp sẽ phải thay thế bằng một công nghệ khác trong tương lai gần.

chuyen-doi-so

7, Bỏ qua trải nghiệm của khách hàng

Khách hàng là yếu tố giữ cho một doanh nghiệp tồn tại. Do đó, các công ty nên đưa khách hàng vào chiến lược chuyển đổi số của mình. Nếu quá trình chuyển đổi số không tác động tích cực đến khách hàng, không mang lại lợi ích cho họ, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, nếu làm tốt công ty sẽ có nhận được sự ủng hộ của khách hàng và nâng cao tiềm năng phát triển trên thị trường.

Ví dụ như HSBC và công ty khởi nghiệp fintech có trụ sở tại London – Bud. Sau khi công ty khởi nghiệp phát triển ứng dụng di động cho một ngân hàng lớn, tập đoàn bắt đầu quan tâm đến công nghệ ngân hàng mở để xử lý dữ liệu người dùng do Bud phát triển.

Josh Bottomley, Giám đốc ngân hàng kỹ thuật số toàn cầu của HSBC, cho biết việc áp dụng công nghệ Bud’s sẽ củng cố hoạt động của ngân hàng số và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bản thân startup này cũng bày tỏ ý định sẵn sàng chuyển giao công nghệ của mình cho các tập đoàn lớn khác.

8, Tiến hành chuyển đổi số quá nhanh

Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt đầu thay đổi đều muốn thấy kết quả ngay lập tức. Do đó, họ cố gắng thực hiện một số thay đổi cùng một lúc. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có thể được kiểm soát cùng một lúc, điều này có thể làm trì hoãn hoặc thất bại quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của công ty.

Để đạt được hiệu quả, các công ty phải bắt đầu với một chiến lược chi tiết để thực hiện và chuyển đổi từng bước các quy trình của họ. Chuyển đổi kinh doanh đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết. Điều quan trọng là dừng lại, hít một hơi thật sâu và suy nghĩ về cách làm thế nào có thể đạt được kết quả tốt hơn.

chuyen-doi-so

9, Bỏ qua tiềm năng của dữ liệu

Thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện luồng giao tiếp là thách thức to lớn đối với doanh nghiệp.

Không giống như các công ty công nghệ lớn và start-up, các doanh nghiệp truyền thống thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận và không thể kết hợp dữ liệu khách hàng để tạo ra kết quả có ý nghĩa. Thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện quy trình truyền thống là một thách thức lớn đối với các công ty mà họ phải nắm vững nếu muốn cạnh tranh với thế hệ các công ty kỹ thuật số mới.

10, Chưa có kế hoạch dự trù sau khi chuyên gia rời đi

Khi nói đến chuyển đổi số, làm việc với một nhóm chuyên gia thuê ngoài ở giai đoạn đầu của quá trình không phải là điều duy nhất quan trọng đối với thành công của bạn. Chuyển đổi số phải là thích ứng với trạng thái “bình thường mới” với tư duy luôn thay đổi, nắm bắt nhiều cơ hội mà công nghệ mới mang lại và phát triển linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc áp dụng những cách mới để đo lường việc đào tạo kỹ năng và chuyển đổi là điều bắt buộc.

 

Bài viết đã liệt kê một vài lý do phổ biến khiến quá trình chuyển đổi số thất bại. Các doanh nghiệp hay tổ chức đang hướng tới chuyển đổi số có thể tham khảo, học hỏi, và rút kinh nghiệm cho quá trình chuyển đổi số của mình.

Tư vấn miễn phí
Tư vấn miễn phí